Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia Timdapan.com xin giới thiệu tới bạn đọc Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 57. Tài liệu gồm 4 câu hỏi bài tập kèm theo lời giải sẽ giúp các bạn học sinh làm bài tập Ngữ văn 11 được tốt hơn. Mời các bạn tham khảo. Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 52 Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 53 Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 54 Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 55 Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 56 Đề bài Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lí...
Đề đọc hiểu Ngữ văn ôn thi THPT Quốc Gia số 57
Đề bài
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh như thế
nào? Hoàn cảnh ra đời giúp người đọc hiểu thêm điều gì về mục đích sáng tác của tác phẩm?
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 3. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? Chỉ ra những phép liên kết được sử dụng trong
đoạn trích?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
- Đoạn trích trên thuộc văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Văn bản ra đời trong hoàn cảnh:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh.
+ Ngày 19/08/1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/08/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn
thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới
cho lịch sử dân tộc.
- Mục đích sáng tác:
+ Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng
của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Khẳng định khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc
Việt Nam.
Câu 2.
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 3.
- Nội dung cơ bản của đoạn trích là: Khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập; sự thật đã
được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam.
- Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:
+ Phép nối: Quan hệ từ “và”
+ Phép lặp: Lặp lại cụm từ “Tự do, độc lập”
+ Phép thế: Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế “ấy”.
Xem thêm các bài tiếp theo tại: thi-thpt-quoc-gia-mon-van